Tước hiệu Vua_của_Hungary

Trước năm 1000 sau Công nguyên, Hungary không được công nhận là một vương quốc, vì vậy người cai trị Hungary được phong là Đại Hoàng tử của Hungary. Vua đầu tiên của Hungary, Stephen I lên ngôi vào ngày 25 tháng 12 năm 1000 (hoặc ngày 1 tháng 1 năm 1001), Giáo hoàng Sylvester II là người trao vương miện cho ông với sự tán thành của Otto III, Hoàng đế La Mã Thần thánh.

Sau lễ đăng quang của Vua Stephen I, tất cả các quốc vương của Hungary đều sử dụng tước hiệu là "Vua". Tuy nhiên, không phải tất cả những người cai trị của Hungary đều là vua — ví dụ, Stephen Bocskai và Francis II Rákóczi là những người cai trị với tước hiệu "Hoàng tử tối cao của Hungary" (High Princes of Hungary), ngoài ra có ba Thống đốc Hungary đôi khi được gọi là "người nhiếp chính", János Hunyadi, Lajos Kossuth [2] và Miklós Horthy.

Yêu cầu pháp lý để việc đăng quang có tính hợp pháp

Từ thế kỷ 13, một quy trình đã được thiết lập để xác nhận tính chính danh của Nhà vua. Không ai có thể trở thành Vua hợp pháp của Hungary nếu không đáp ứng được các tiêu chí sau:

Béla III là người đầu tiên đáp ứng được yêu cầu thứ nhất (đăng quang bởi Tổng giám mục Esztergom), ông đã được Tổng giám mục Kalocsa đăng quang dựa trên sự ủy quyền đặc biệt của Giáo hoàng Alexander III. Tuy nhiên, năm 1211, Giáo hoàng Innocent III tuyên bố rằng chỉ có Tổng giám mục của Esztergom mới có tư cách trở thành Vua của Hungary.

Vua Charles I của Hungary được Tổng giám mục của thành phố trao vương miện tạm thời tại Esztergom vào tháng 5 năm 1301, dẫn đến lần đăng quang thứ hai của ông vào tháng 6 năm 1309. Trong thời gian này, Vương miện Thần thánh không được sử dụng, vì vậy ông được tổng giám mục Esztergom đăng quang tại Buda. Lần đăng quang thứ ba của ông là vào năm 1310, tại thành phố Székesfehérvár với Vương miện thần thánh và do tổng giám mục Esztergom cử hành. Khi đó việc đăng quang của Nhà vua được coi là hoàn toàn hợp pháp.

Mặt khác, vào năm 1439, nữ hoàng Elizabeth của Luxemburg đã ra lệnh cho một trong những cận nữ của bà đánh cắp Vương miện Thần thánh từ cung điện của Visegrád, và sau đó xúc tiến lễ đăng quang cho đứa con trai mới sinh Ladislaus V, lễ đăng quang được thực hiện một cách hợp pháp ở Székesfehérvár bởi Tổng giám mục của Esztergom.

Matthias Corvinus cũng là một trường hợp tương tự. Ông đã thương lượng để lấy lại Vương miện Thần thánh vốn thuộc quyền sở hữu của Hoàng đế La Mã Thần thánh Frederick III và sau đó ông đã được đăng quang một cách hợp pháp.

Kế thừa ngai vàng

Lễ đăng quang của Leopold II tại Nhà thờ St. Martin vào năm 1790, ở Pozsony, nơi tổ chức các lễ đăng quang của Hungary từ năm 1563 đến năm 1830

Cũng giống như trong tất cả các chế độ quân chủ truyền thống, người thừa kế ngai vàng phải có cùng dòng máu trực hệ với vị vua Hungary đang trị vì hiện tại và thường là nam giới. Theo truyền thống của Hungary, người thừa kế thường được truyền cho em trai của vua trước khi chuyển sang cho con trai của họ, chính điều này đã nhiều lần trở thành nguồn cơn cho các tranh chấp trong gia đình hoàng gia. Người thành lập hoàng gia Hungary đầu tiên là Árpád. Hậu duệ của ông, những người đã trị vì hơn 400 năm, bao gồm Thánh Stephen I, Thánh Ladislaus I, Andrew II và Béla IV. Năm 1301, thành viên cuối cùng của Nhà Árpád qua đời và Charles I lên ngôi. Với cái chết của Mary, cháu gái của Charles I, vào năm 1395, quá trình truyền ngôi một lần nữa bị gián đoạn. Chồng của Mary là Sigismund tiếp tục trị vì sau khi được giới quý tộc của Vương quốc lựa chọn.

Sau đó, Matthias Corvinus được giới quý tộc của Vương quốc bầu chọn, là quốc vương Hungary đầu tiên không xuất thân từ một gia đình hoàng gia được thừa kế tước vị. Điều tương tự cũng xảy ra nhiều thập kỷ sau đó với John Zápolya, người được bầu vào năm 1526 sau cái chết của Louis II trong trận Mohács.

Sau đó, Nhà Habsburg thừa kế ngai vàng và cai trị Hungary từ Áo trong gần 400 năm cho đến năm 1918.